Ban giám khảo gồm các chuyên gia địa phương và quốc tế đại diện cho Quỹ Fab, Quỹ Fab City, Nền tảng thị trường thiết kế phân tán và Hanoi Creative City được mời để đánh giá và chọn ra các ý tưởng thắng giải.
Tomas Diez Ladera là một chuyên gia người Venezuela trong lĩnh vực Đô thị, Thiết kế, và Công Nghệ với chuyên môn chính liên quan đến Chế tác Kỹ thuật số và những ứng dụng của chúng trong thành phố và xã hội tương lai. Anh hiện đang là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của tổ chức Quỹ Fab City, cũng như là thành viên thuộc Hội đồng quản trị, và đồng thời đảm nhiệm vai trò nghiên cứu và cố vấn cho Quỹ IAAC. Anh là một người đóng góp tích cực cho Fab Foundation bằng cách hỗ trợ cho sự phát triển của mang lưới của Fab Lab trên toàn thế giới, cũng như nắm giữ vai trò quản lý các chương trình như The Fab Academy, và Fab City. Anh cũng là nhà đồng sáng lập và đồng thiết kế dự án Smart Citizen và mạng lưới Fab Lab quốc tế mang tên fablabs.io. Tomas cũng là người đầu tiên lập ra và quản lý những chương trình cao học như Tiến sĩ Thiết kế về Tương lai (IAAC-Elisava) và Tiến sĩ Thiết kế trong lĩnh vực Đổi mới Phân tán (Fab City-IAAC). Anh cũng là thành viên sáng lập và giám đốc điều hành của Meaningful Design Group Baloi, một sáng kiến nhằm hướng đến sự kết hợp giữa công nghệ tân tiến và thiết kế mang tầm nhìn quốc tế tại Indonesia và Đông Nam Á.
Kate Armstrong là thành viên trong Ban quản lý của Quỹ Thành phố Fab, lãnh đạo chương trình Outreach của sáng kiến toàn cầu. Với bằng Thạc sĩ Nghệ thuật và Xã hội (Đại học Utrecht) và Cử nhân Thiết kế (UNSW), Kate có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình văn hóa, thiết kế và công nghệ mở ở Úc và Châu Âu. Cô đã từng là giám đốc truyền thông và phổ biến cho các dự án nghiên cứu khác nhau của châu Âu liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn, hệ sinh thái đổi mới thiết kế mở và di sản văn hóa trong tương lai. Cô quản lý Nền tảng Thiết kế Phân tán, Nền tảng Sáng tạo Châu Âu do Ủy ban Châu Âu đồng tài trợ và hiện đang giữ vai trò cố vấn chiến lược của tổ chức này. Cô là giảng viên chương trình Thạc sĩ về Thiết kế cho các Tương lai đang hình thành tại IAAC / ELISAVA, Thạc sĩ về Thiết kế và Đổi mới Phân tán và phụ trách chương trình cho thinktank toàn cầu Interspecies Internet về giao tiếp giữa các loài.
Là kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư tốt nghiệp bậc thạc sĩ chuyên ngành kiến trúc tại Đại học Georgia Tech, Minh Man Nguyen tập trung khám phá tác động xã hội của các công nghệ đổi sáng tạo trong kiến trúc cũng như ở quy mô đô thị. Anh là người đồng sáng lập văn phòng kiến trúc WAO hoạt động trong lĩnh vực chế tác kỹ thuật số (digital fabrication) và thiết kế tính toán (computational design) từ năm 2010 ở nhiều quy mô khác nhau, từ nội thất đến khu nhà tập thể. Năm 2013, anh đồng sáng lập WoMa, Fabrique de quartier, một không gian làm việc chung (coworking space) kết hợp với mô hình Fablab, được mạng lưới chính thức công nhận năm 2015 và là thành viên rất tích cực của mạng lưới Fablab. Cùng với Volumes, WoMa tổ chức fabacademy đầu tiên ở Paris. Không gian này cũng là thành viên của Mạng lưới Fablabs tại Pháp (RFF). Anh cũng là thành viên hội đồng quản trị và là cựu chủ tịch của hiệp hội Fab City Grand Paris do anh đồng sáng lập năm 2017. Anh cũng dẫn dắt nhóm tham gia một dự án thuộc chương trình Horizon 2020 của Liên minh châu Âu về nền kinh tế tuần hoàn mang tên REFLOW. Anh thành lập nhóm Re-Store vào năm 2019, một không gian thí nghiệm các giải pháp tái sử dụng gỗ có trụ sở tại Saint Denis tập hợp các kỹ sư, nhà thiết kế, thợ thủ công và nhà phát triển bất động sản. Anh tham gia giảng dạy kiến trúc, hình học phức và chế tác kỹ thuật số tại các trường đại học tại Pháp từ năm 2010. Hiện anh là giảng viên khoa Digital Matters tại Trường Paris Malaquais thuộc hệ thống đại học kiến trúc quốc gia của Pháp.
Mai là một nhà thiết kế đa ngành và doanh nhân sáng tạo, tốt nghiệp ngành cử nhân cơ khí tại Đại học Quốc gia Singapore. Chị thích làm việc tại giao điểm giữa nghệ thuật, công nghệ và đổi mới sáng tạo xã hội, lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nghề thủ công, vật liệu và kỹ thuật bản địa để tạo ra sự phát triển bền vững. Chị từng tạo ra bộ kit in tranh khắc gỗ INGO để kết nối giới trẻ và nghề tranh Đông Hồ đang bị mai một, mở không gian sáng chế FabLab Saigon at Toong Vista Verde và thường xuyên hợp tác với các tổ chức quốc tế như Hội Đồng Anh, Quỹ Ellen MacArthur và mạng lưới FabLab trên thế giới để kiến tạo một tương lai tuần hoàn hơn cho lĩnh vực thiết kế, chế tạo toàn cầu qua các dự án với doanh nghiệp, trường học và NGO. Chị cũng dành gần 4 năm chế tạo hệ thống tự động hóa dùng robot tại ABB Robotics Singapore.
Luciano Betoldi tham gia vào Mạng lưới Fab Lab từ năm 2009, bắt đầu từ công việc tại Fab Lab Barcelona và chương trình Fab Academy, và gần đây nhất là năm 2016, khi anh tham gia Fab Foundation với vai trò là Giám đốc Vận hành Quốc tế. Theo học ngành Thiết kế sản phẩm tại IED Barcelona và Thiết kế tương tác tại Trường đào tạo thiết kế Elisava, ban đầu Luciano tập trung vào sự giao thoa giữa sản xuất và thủ công cũng như đối thoại đang diễn ra giữa hai lĩnh vực này. Sự khám phá tìm tòi này dẫn dắt anh tới với chế tác kỹ thuật số (digital fabrication) và sự ra đời của nhiều dự án như Made@EU, một nền tảng giáo dục hợp tác tập trung vào việc giới thiệu các công cụ chế tác kỹ thuật số cho thợ thủ công và nghệ sĩ trên khắp châu Âu và được hỗ trợ bởi Ủy ban châu Âu. Từ khi gia nhập Fab Foundation, công việc của Luciano hướng tới việc dân chủ hóa quyền tiếp cận các công cụ chế tác kỹ thuật số và giáo dục thông qua việc phát triển và thực hiện các chương trình như FabAcademy X và tạo điều kiện giao lưu giữa các mạng lưới khu vực thông qua sáng kiến Fab Foundation Forums.
Kalaya Kovidvisith là nhà đồng sáng lập FabCafe Bangkok và giám đốc điều hành của FABLAB Thái Lan. Cô có bằng Thạc sĩ về Thiết kế và Tính toán tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Mối quan tâm nghiên cứu của cô tập trung vào cách mà chế tạo kỹ thuật số và công nghệ sinh học củng cố mối quan hệ đang thay đổi trong ngành và tạo ra mô hình kinh doanh mới cho thế hệ thiết kế tiếp theo. Kalaya là Đại biểu Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân Toàn cầu năm 2015 và Tuần lễ Châu Á Thái Bình Dương Berlin 2016.
Guillem Camprodon là nhà thiết kế, và nhà hoạt động trong lĩnh vực công nghệ với các dự án đem công nghệ mới đến với người dân. Guillem là giám đốc của Fab Lab Barcelona - phòng sản xuất thí nghiệm trong mạng lưới Fab Lab đầu tiên tại Châu Âu và là mô hình tiêu chuẩn trong mạng lưới hơn 1800 Fab Lab trên toàn thế giới. Hơn 10 năm qua, với những đóng góp bền bỉ, anh Guillem đã giúp Fab Lab Barcelona phát triển từ một cơ sở nhỏ về chế tác kỹ thuật số, trở thành một đơn vị nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, anh còn điều hành dự án Smart Citizen - một nền tảng trao quyền cho cộng đồng với các công cụ để giúp họ hiểu các vấn đề môi trường, phá bỏ hướng tiếp cận từ trên xuống của mô hình Thành phố thông minh thường thấy trước đó. Guillem cũng đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu được Liên minh Châu Âu tài trợ, bao gồm Making Sense, iSCAPE, GROW Observatory, Organicity, DECODE, ROMI, or Reflow. Anh cũng là giảng viên trong các chương trình đào tạo của Viện kiến trúc cấp cao Catalonia (IAAC), chủ yếu là chương trình Thạc sĩ Thiết kế cho Tương lai đang hình thành.
Jessica Guy là một nhà thiết kế, đồng thời là nhà nghiên cứu. Công việc của chị chủ yếu tập trung cho lĩnh vực khám phá các phương pháp thực hành có sự tham gia của cộng đồng và các hoạt động nâng cao năng lực trong các dự án nghiên cứu ở châu Âu trên quy mô địa phương và toàn cầu. Jessica có bằng Thạc sĩ về Thiết kế cho tương lai đang hình thành của Viện Kiến trúc cấp cao Catalonia và Trường Thiết kế và Kỹ thuật Elisava Barcelona phối hợp với Fab Lab Barcelona và Học viện Fab tổ chức. Trước đây, chị đã tốt nghiệp ngành Thiết kế công nghiệp tại Đại học Khoa học Ứng dụng Munich và tham gia vào Chương trình tăng tốc X-Futures của Fab Lab Barcelona. Tại Fab Lab Barcelona, chị phụ trách các hoạt động quốc tế của Nền tảng Thiết kế Phân Tán (thuộc dự án Châu Âu Sáng Tạo) và đồng dẫn dắt chương trình giáo dục Erasmus+ Project Makeademy. Bên cạnh đó, chị cũng là điều phối viên của dự án Make Works và lãnh đạo của Make Works ở Catalonia. Ngoài ra, chị Jessica đã có những đóng góp với tư cách là nhà nghiên cứu cho các dự án được Liên minh Châu Âu tài trợ như Pop-Machina, CENTRINNO và REFLOW.
Tom Trandt là nhà thiết kế thời trang người Việt tốt nghiệp trường Parsons the New School for Design danh tiếng tại New York vào năm 2015. Khi còn là sinh viên, anh đã từng triển lãm những thiết kế cá nhân tại Bảo Tàng Nghệ thuật Metropolitan tại New York. Cuối năm 2016, anh trở về Việt Nam để sáng lập ra Môi Điên - một thương hiệu thời trang đậm chất Việt. Năm 2019, anh nhận được danh hiệu “Chiến binh xanh” tại lễ trao giải Elle Style Award và đồng thời, trở thành đại diện Việt Nam duy nhất tham dự International Fashion Showcase (IFS) - chương trình đào tạo và triển lãm thời trang dành cho các tài năng trẻ trên thế giới. Với những ảnh hưởng đến thời trang đương đại của Việt Nam, anh đã góp mặt trong danh sách 30 Under 30 ở hạng mục Nghệ thuật - Sáng tạo do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn năm 2020. Những thiết kế của Tom Trandt được biết đến rộng rãi với hướng tiếp cận thời trang tái chế và mang những nguồn cảm hứng từ văn hóa Việt. Gần đây anh còn kiêm nhiệm vai trò Giám đốc nghệ thuật của Hanoia.
Questions? Please reach out to hello@fablabsaigon.com